Tổng hợp những triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ em và các biện pháp phòng bệnh 

0
93
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh về đường hô hấp ở trẻ là do virus và vi khuẩn

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các tác nhân môi trường gây hại khác như khói bụi, khí thải, chỉ số không khí ô nhiễm,… xuất hiện ở mọi nơi. Đây chính là tác nhân chính gây nên một số căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp ở trẻ em và chưa hề có dấu hiệu ngừng lại. Bố mẹ hãy cùng hiểu sâu hơn qua bài viết sau.

Tình trạng thực tế về viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàng năm có khoảng hơn 4 triệu trẻ em trên toàn thế giới phải tử vong vì những căn bệnh về đường hô hấp, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo cực nghiêm trọng cho quý phụ huynh về các biện pháp chăm sóc con trẻ.

Số liệu cụ thể cho biết, trẻ dưới 5 tuổi sẽ có tỷ lệ viêm nhiễm đường hô hấp cao hơn rất nhiều lần khi so với người lớn, thậm chí là trong một năm trẻ có thể bị tái phát và lặp lại tình trạng bệnh với chu kỳ từ 4 đến 6 lần.

Tình trạng thực tế và nghiêm trọng của trẻ viêm nhiễm đường hô hấp 
Tình trạng thực tế và nghiêm trọng của trẻ viêm nhiễm đường hô hấp

Đường hô hấp có chức năng làm ấm và lọc không khí từ môi trường bên ngoài sau đó đi trực tiếp vào phổi. Đây cũng chính là cơ quan tiếp xúc rất nhiều với các tác nhân môi trường bên ngoài nên những tổn thương mà nó phải gánh chịu cũng vô cùng lớn.

Nhất là đối với trẻ em, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của các bé còn rất yếu và không chịu đựng nỗi được sự tổn thương ấy, về lâu về dài sẽ dễ dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nên các căn bệnh hô hấp ở trẻ

Nguyên nhân chính gây nên những căn bệnh hô hấp của trẻ được kể đến như sau:

  • Do virus lành tính gây ra, được kể đến như: Virus cúm, Virus sởi, Virus hợp bào hô hấp RSV, Virus hạch, Rhinovirus,…
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh về đường hô hấp ở trẻ là do virus và vi khuẩn
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh về đường hô hấp ở trẻ là do virus và vi khuẩn
  • Do vi khuẩn gây nên, bao gồm: Haemophilus, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Klebsiella Pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis,…
  • Do nhiều nguyên nhân khách quan khác như là dị ứng với thời tiết, dị ứng với các loại kháng nguyên tồn tại trong không khí, bị phản ứng bởi các tác động của hóa chất, khói thuốc lá,…

Triệu chứng cụ thể khi bé bị viêm đường hô hấp

Ban đầu, triệu chứng của hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ chỉ là những căn bệnh nhỏ lẻ như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… sau đó, chỉ trong khoảng thời gian ngắn thì bệnh tình của các em sẽ diễn biến rất nguy kịch và phức tạp.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất là sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, cảm thấy nhức mỏi và không còn sức lực toàn thân, nôn ói, tiêu chảy,…

Đối với những bé có biểu hiện nghiêm trọng như vậy thì bố mẹ nên đưa con ngay đến viện y tế gần nhất để chữa trị, nếu không thì sau đợt viêm cấp tính sẽ chuyển sang viêm nhiễm đường hô hấp mạn tính nguy hiểm hơn nhiều.

Theo chủ trương của hiệp hội bảo vệ trẻ em, cha mẹ không nên lơ là chủ quan khi con em mình bị viêm hô hấp cấp, vì theo thống kê có khoảng từ 20 – 25% trẻ có biến chứng sẽ biến bệnh tình của mình thành viêm phổi.

Biện pháp phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe của các em là:

  • Chủ động phòng chống bệnh cho các em bằng cách hạn chế đưa trẻ ra chốn đông người trong mùa dịch bệnh này, đồng thời cũng hạn chế cho con ra đường vào những lúc thời tiết bắt đầu giao mùa.
  • Phải đảm bảo trẻ đã được thực hiện đầy đủ việc tiêm chủng.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt là bước đầu tiên bảo vệ được sức khỏe của các bé đấy nhé!
  • Luôn đeo khẩu trang cho bé để hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh của môi trường bên ngoài.
  • Hạn chế cho bé chơi và học tập trong một môi trường ngột ngạt, có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Đặc biệt là không bao giờ được để quạt chĩa thẳng vào đầu của trẻ khi đi ngủ.
  • Bổ sung thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày cho các bé, hỗ trợ sự phát triển toàn diện và bền vững.
  • Tạo thói quen cho các em uống nước ấm vào mỗi sáng sớm để cổ họng được giữ ấm và không bị khô.
  • Cuối cùng là nên sử dụng viên nhai GS Imunostim cho trẻ mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ toàn diện cho hệ hô hấp mỏng manh của con. Cách dùng thì vô cùng đơn giản, mọi người chỉ cần cho bé ngậm hoặc nhai cho viên nhai GS Imunostim tan dần trong miệng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất có thể.

>>> Thông tin sản phẩm tại: https://vesihohap.com/gs-imunostim-junior/

Hy vọng thông qua bài chia sẻ cực hữu ích bên trên thì các bậc cha mẹ đã nhận ra được những căn bệnh về đường hô hấp nguy hiểm cho con em mình như thế nào. Còn chần chừ gì mà không mau nhanh chóng đi mua ngay những viên nhai GS Imunostim về để hỗ trợ miễn dịch cho con nào!

>> Trẻ ho mẹ muốn con khỏe mạnh xem thêm Ở ĐÂY

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here