Hướng dẫn kê đơn Nhiễm khuẩn TMH: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng

1
84



Các nhiễm khuẩn tai mũi họng:
+ Viêm xoang
+ Viêm tai giữa
+ Viêm nắp thanh quản, viêm thanh quản, viêm phế quản
+ Viêm họng, viêm amidan.
Kháng sinh theo kinh nghiệm nên được sử dụng là amoxicillin/acid clavulanic hoặc amoxicillin/sulbactam.
————–
Một số lưu ý:
1. Amoxicillin/acid clavulanic không dùng trên bệnh nhân có tiền sử gan. Dùng trên 14 ngày có nguy cơ vàng da ứ mật.
Ngoài ra, acid clavulanic là chất gây tiêu chảy.
→ Có thể thay bằng: amoxicillin/sulbactam.
Người ta ưa chuộng amoxicilin hơn ampicillin do: ampicillin hay gây tiêu chảy hơn và có sinh khả dụng thấp hơn amoxicillin.
Ở cùng 1 liều uống, nồng độ thuốc trong huyết tương của amoxicillin cao gấp 2 lần ampicillin.

2. Cefaclor có tác dụng hạn chế do hạn chế xâm nhập vào các dịch tiết đường hô hấp → không dùng cefaclor để điều trị theo kinh nghiệm nhiễm khuẩn hô hấp trên. Cefprozil có mức độ xâm nhập vào dịch tiết lớn nhất.

Kể cả khi vi khuẩn nhạy cảm, Cefuroxim không giúp dự phòng tình trạng di mầm bệnh đến hệ thần kinh trung ương (CNS “seeding”) gây ra bởi phế cầu hoặc nhiễm khuẩn huyết do H. influenzae (H. influenzae bacteremia) thứ phát do viêm phổi cộng đồng.
Cefuroxim không mang lại ưu điểm vượt trội gì trong điều trị viêm đường tiết niệu so với doxycyclin, levofloxacin hoặc cefixim.

3. Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng mạnh (+++) trên vi khuẩn Gr (-) và Streptococcus, tuy nhiên Cefixim chỉ có tác dụng yếu trên phế cầu so với các cephalosporin thế hệ 3 khác.

Các cephalosporin thế hệ 3 chỉ có tác dụng yếu (+) trên các tụ cầu nhạy methicillin, ngoại trừ Cefpodroxim

Nguồn:https://danhnhan.vn/


https://danhnhan.vn/suc-khoe

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here